Chân gà được coi là món ăn vặt khoải khẩu của mọi người, dù đi đến đâu bất kì đường phố nào cũng đều bắt gặp quán bán chân gà nướng hay chân gà ngâm sả ớt ngon tuyệt. Trong bữa cơm hàng ngày, chân gà còn được dùng làm thức ăn mặn cùng với cơm trắng. Chân gà có thể được chế biến với nhiều cách khác nhau nhưng dù là cách nào thì mùi vị thơm thơm bùi bùi vẫn không thể nào mất đi được. Một món ăn tưởng chừng như rất bình thường đó lại có tác dụng “kì diệu” khi trở thành bài thuốc chữa trị bệnh mà lại không hề tốn kém, cách làm vô cùng đơn giản. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu các cách chế biến chân gà thành thuốc nhé.
Lợi ích dinh dưỡng từ các món ăn từ chân gà đem lại.
Chiết xuất collagen từ chân gà có tác dụng rất tốt, nó như một loại thuốc hữu hiệu để hạ huyết áp, loại ức chế men. Bên cạnh đó, trong chân gà còn chứa các axit amin như: Glycin, Hydrosiprolin, Argynin, Pronin. Xương chân gà có chứa Hydroxyapatite cùng nhiều khoáng chất hữu ích và canxi giúp cho xương chắc khỏe. Chân gà còn có tác dụng chữa bệnh đối với phụ nữ ngực lép, da khô, người yếu sinh lý, người bị run tay run chân, đi không vững, trẻ em kém ăn, chậm biết đi, chậm mọc răng, mệt mỏi.
1. Chân gà – thuốc bổ cho mọi người
Mỗi cách chế biến thì đều có một công thức khác nhau vì thế nguyên liệu cũng không hề giống nhau.
Nguyên liệu tiên quyết phải có đầu tiên đó chính là chân gà. Chân gà rất dễ mua, có thể ra ngoài trợ hay siêu thị đều có bán mà giá thành lại rẻ không hề tốn kém.
Cách làm:
- Làm sạch cẳng chân gà, bỏ hết da cứng và móng chân, sau đó dùng dao sắc khía sâu ở bàn chân khoảng 3- 4 đường, dọc cẳng chân khoảng 3- 4 đường.
- Lấy gừng tươi đã giã nát đem bóp với chân gà (theo tỉ lệ 1-2 nha), ướp trong khoảng 30 phút rồi cho thêm muối và bột canh sao cho vừa miệng.
- Tiếp theo là dùng lạc nhân: 100 gr chân gà thì cần 30 gr lạc nhân, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 14 tiếng sau đó cho lên trên chân gà.
- Sau khi ướp xong, dùng nồi áp suất để đun (nhớ là cho nước ngập mặt). Khi nồi bắt đầu xì hơi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp ở nhiệt độ sôi trong vòng 45 phút. Đun trong khoảng thời gian như vậy vừa đủ làm cho chân gà nhừ, khi đã tắt bếp thì hãy để thêm 15 phút nữa rồi mới xả van.
- Lấy chân gà ra bảo quản trong ngăn mát 8- 10 C đẻ dùng dần, còn nước hầm chân gà thì gạn hết ra bát, để vào tủ lạnh cho mỡ gà nổi lên, loại bỏ mỡ gà (collagen đông đặc). Khi dùng thì nên dùng lúc còn nóng vì nếu để ruột thì sẽ rất dính.
Liều dùng:
Ăn trước bữa ăn, ngày 2 lần, một lần ăn 1 đôi chân gà cùng với lạc nhân cùng phần nước hầm đã bỏ mỡ.
Lưu ý:
Có thể phối hợp uống thuốc bổ thận trước khi ăn chân gà, tuy nhiên còn tùy vào thực trạng mỗi người dùng bổ thận âm hay dương.
2. Run tay chân, đi không vững đã có chân gà
Vẫn cách sơ chế và hầm chân gà giống như trên. Lấy các vị thuốc: 8 gr ngũ gia bì, 8 gr thạch xương bồ, làm thành mảnh vụn và ngâm trong 300 ml nước nóng 800C, giữ ấm trong khoảng 4- 5 tiếng. Sau đó cho chân gà đã hầm và collagen vào cùng với các vị thuốc này, sắc thêm 15 phút nữa là dùng được.
Liều dùng:
Chia ra ăn 2 lần trong một ngày, ăn trong khoảng 60 ngày, trong thời gian dùng theo dõi xem có thấy đỡ không thì dùng tiếp cho đến khi khỏi.
3. Lợi ích khác như chữa bệnh đau lưng, đau cổ, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống hãy ăn chân gà
Tiếp tục hầm chân gà giống như trên. Cho các vị thuốc: 10 gr táo tàu, 10 gr ngưu tất, 10 gr đỗ trọng bắc, làm thành mảnh vụn ngâm trong 500 ml nước nóng 800C, giữ ấm trong 5 giờ, sau đó đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. Khi nước sôi, tắt bếp gạn lấy nước, bỏ bã, rồi cho chân gà đã hầm và collagen (mỡ gà) vào cùng táo tàu cắt nhỏ, tiếp tục sắc thêm khoảng 30 phút nữa là dùng được.
- Liều dùng: chia ra ăn 2 lần trong một ngày, ăn trong khoảng 30 ngày, nếu có chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến cho đến khi khỏi.
Có một lưu ý quan trọng là: chân gà không dùng cho người bị tiêu chảy, người bị mỡ máu cao không nên ăn nhiều chân gà nhất là chân gà công nghiệp.
Có một điều vô cùng tuyệt với nữa là sau khi hầm chân gà xong có thể dùng nước hầm như một “thần dược” làm đẹp. Tại sao lại vậy? Vì trong nước hầm chân gà có chứa collagen mà mắt thường nhìn vào chính là mỡ gà chiết ra. Collagen là một thành phẫn không thể thiếu khi làm đẹp. Bổ sung thêm collagen giúp cho da chắc khỏe, căng bóng và đặc biệt hơn là chống lão hóa rất tốt.
Uống mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa, tối). Nếu dùng nhiều thì ngoài tác dụng làm đẹp da ra thì nước hầm gà còn giúp cho kích thước vòng một của các chị em tăng lên đáng kể nữa đấy.
Cách làm
Sơ chế chân gà sau đó cho vào nồi hầm đến khi sôi rồi gạn nước ra để vào từng lọ uống dần. Collagen trong nước hầm chân gà còn giúp cho chị em phụ nữ khi đến tháng không bị mọc mụn, làm da vẫn sáng đều màu.
Lưu ý:
- Không nên lấy chân gà sau khi chế biến đã lâu bị ôi thiu ra ăn.
- Nên ăn đúng lịch trình và thời gian, theo dõi tiến triển của bệnh để có cách điều chỉnh cho phù hợp.
- Những người bị mãu nhiễm mỡ cao khuyên không nên ăn vì trong chân gà có nhiều collagen sẽ làm cho bệnh tình chuyển biến xấu đi.
- Khi chọn mua đồ nên mua ở các của hàng uy tính, sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc trong các siêu thị lớn có uy tín.
- Cách làm món nem thính từ chân gà rút xương Ngon – độc – lạ
- Top 10 cơ sở sản xuất chân gà ủ muối hoa tiêu đạt chuẩn an toàn thực phẩm
- Cách chế biến chân gà rút xương sốt thái chuẩn vị cho người việt
- Cách chế biến chân gà rút xương ủ muối hoa tiêu chuẩn vị người Việt
- Top 10 món ngon nhất chế biến từ chân gà rút xương